7 10-2023

Phân biệt các hệ thống điện năng lượng mặt trời


Hệ thống điện mặt trời đang dần phổ biến hơn với các hộ gia đình, tòa nhà văn phòng, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp. Không chỉ giúp tiết kiệm điện, tăng hiệu quả kinh tế, bảo vệ mạng lưới năng lượng quốc gia, mà còn được khuyến khích sử dụng vì đó là nguồn năng lượng sạch thân thiện với môi trường.

Điện mặt trời gồm 3 hệ thống: Điện mặt trời hòa lưới không lưu trữ, điện mặt trời hòa lưới có lưu trữ và điện mặt trời độc lập. Vậy sự khác nhau giữa các hệ thống này là gì? Đâu là hệ thống điện bạn nên đầu tư lắp đặt?

Hệ thống điện mặt trời hòa lưới không lưu trữ

Điện năng lượng mặt trời hòa lưới không lưu trữ là gì?

Điện mặt trời hòa lưới không lưu trữ là hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời để tạo ra điện năng, sau đó được hòa trực tiếp vào lưới điện quốc gia. Hệ thống này không sử dụng pin lưu trữ để lưu trữ điện năng dư thừa.

Thành phần thiết bị chính bao gồm:

  • Tấm năng lượng mặt trời (hay còn gọi là tấm pv, tấm pin mặt trời)
  • Biến tần (inverter) là bộ chuyển đổi từ điện một chiều thành xoay chiều để hòa vào lưới điện cho thiết bị sử dụng.
  • Hệ thống tủ điện (gồm CB, DC, AC) để tích hợp vào hệ thống điện hiện tại.

Nguyên lý hoạt động:

Khi các tấm pin năng lượng mặt trời nhận được ánh sáng mặt trời sẽ chuyển đổi ánh sáng thành dòng điện 1 chiều (DC).

Nguồn điện này đi qua biến tần được chuyển đổi thành dòng điện xoay chiều (AC). Sau đó, dòng điện AC đi đến tủ điện để cung cấp cho các thiết bị sử dụng. Nếu điện mặt trời được sản sinh ra nhiều hơn so với mức tiêu thụ các thiết bị điện trong nhà thì phần điện dư thừa sẽ được đưa lên lưới bán cho điện lực hoặc cho bên thứ ba.

Ngược lại, nếu sản lượng điện sinh ra từ hệ thống điện mặt trời thấp hơn nhu cầu sử dụng của các thiết bị trong nhà thì phần thiếu sẽ được lấy từ lưới điện bù vào để đảm bảo đủ cho thiết bị.

Minh họa mô hình kết nối cơ bản của hệ thống điện mặt trời hòa lưới không lưu trữ

Ưu điểm và hạn chế của hệ thống điện mặt trời hòa lưới không lưu trữ

Ưu điểm:

+ Nâng cao công suất sử dụng thiết bị điện không giới hạn.

+ Chi phí đầu tư ban đầu thấp.

+ Chi phí vận hành, bảo trì bảo dưỡng thấp.

+ Hiệu quả kinh tế mang lại cao nhất.

Hạn chế:

Chỉ sử dụng được khi có điện lưới từ hệ thống điện quốc gia.

Không thể sử dụng điện mặt trời khi bị cúp điện, buổi tối.

Hệ thống điện mặt trời hòa lưới có lưu trữ – Hybrid

Điện năng lượng mặt trời hòa lưới có lưu trữ là gì?

Điện mặt trời hòa lưới có lưu trữ là hệ thống kết hợp ưu điểm của hệ thống hòa lưới và hệ thống độc lập. Hệ thống này sử dụng năng lượng mặt trời để tạo ra điện năng, sau đó được hòa vào lưới điện quốc gia. Đồng thời, hệ thống cũng sử dụng bình ắc quy để lưu trữ điện năng dư thừa.

Thành phần thiết bị chính bao gồm:

  1. Tấm năng lượng mặt trời
  2. Inverter Hybrid
  3. Smart Energy Meter
  4. Pin lưu trữ điện

Nguyên lý hoạt động:

Khi các tấm pin năng lượng mặt trời nhận được ánh sáng mặt trời sẽ chuyển đổi ánh sáng thành dòng điện 1 chiều (DC). Nguồn điện này đi qua biến tần (inverter) sẽ chuyển đổi thành dòng điện xoay chiều (AC) dùng trong sinh hoạt gia đình.

Sản lượng điện sinh ra từ hệ thống điện mặt trời, sau khi cung cấp đủ cho các thiết bị điện trong nhà tiêu thụ, sẽ được dùng để sạc đầy hệ thống lưu trữ.

Nếu sản lượng vẫn nhiều hơn so với mức tiêu thụ thì phần điện dư thừa sẽ được đưa lên lưới điện cho điện lực hoặc cho bên thứ ba.

Vào ban đêm, khi không có ánh sáng mặt trời, nguồn điện từ hệ thống lưu trữ sẽ được bộ biến tần lưu trữ (inverter hybrid) chuyển đổi từ dòng điện 1 chiều (DC) sang dòng điện xoay chiều (AC), cung cấp điện cho các thiết bị sử dụng. Nếu sản lượng điện từ hệ thống lưu trữ (ắc quy) không đủ đáp ứng thì phần thiếu sẽ được lấy từ lưới điện bù vào để đảm bảo cho thiết bị.

Ưu điểm và hạn chế của hệ thống điện mặt trời hòa lưới có lưu trữ – hybrid

Ưu điểm:

  • Tự cung cấp điện 24/7: Hệ thống có thể cung cấp điện cho các thiết bị điện ngay cả khi mất điện.
  • Ít phụ thuộc vào lưới điện quốc gia: Hệ thống có thể giảm bớt sự phụ thuộc vào lưới điện quốc gia.
  • Tiết kiệm chi phí tiền điện: Hệ thống giúp giảm lượng điện tiêu thụ từ lưới điện quốc gia, từ đó tiết kiệm chi phí tiền điện.
  • Bảo vệ môi trường: Hệ thống sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, không phát thải khí CO2.

Hạn chế:

  • Chi phí đầu tư cao: Hệ thống có chi phí đầu tư cao hơn so với hệ thống hòa lưới không lưu trữ.
  • Bảo trì phức tạp: Hệ thống cần bảo trì thường xuyên hơn so với hệ thống hòa lưới không lưu trữ.

HỆ THỐNG ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI ĐỘC LẬP (OFFGRID)

Điện năng lượng mặt trời độc lập là gì?

Điện mặt trời độc lập là hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời để tạo ra điện năng và cung cấp trực tiếp cho các thiết bị điện mà không cần kết nối với lưới điện quốc gia. Hệ thống này thường được sử dụng ở những khu vực không có lưới điện hoặc hay mất điện.

Thành phần thiết bị chính bao gồm:

  1. Tấm năng lượng mặt trời
  2. Bộ biến tần điện mặt trời độc lập hoặc bộ điều khiển sạc.
  3. Pin lưu trữ.
  4. Giàn khung giá đỡ.
  5. Thiết bị đóng cắt bảo vệ.
  6. Hệ thống giám sát năng lượng.

Nguyên lý hoạt động:

Khi các tấm pin năng lượng mặt trời nhận được ánh sáng mặt trời sẽ chuyển đổi ánh sáng thành dòng điện 1 chiều (DC). Nguồn điện này đi qua biến tần sẽ chuyển đổi thành dòng điện xoay chiều (AC). Nếu điện mặt trời được sinh ra nhiều hơn so với mức tiêu thụ của các thiết bị điện trong nhà thì phần điện dư thừa sẽ được sạc đầy hệ thống lưu trữ.

Minh họa mô hình kết nối cơ bản của hệ thống điện mặt trời độc lập

Vào ban đêm, khi không có ánh sáng mặt trời, dòng điện 1 chiều (DC) được lưu trữ trong ắc quy sẽ được bộ biến tần (inverter) chuyển đổi thành dòng điện xoay chiều (AC) cung cấp điện cho các thiết bị sử dụng.

Ưu điểm và hạn chế của hệ thống điện mặt trời độc lập

Ưu điểm:

  • Độc lập: Hoạt động hoàn toàn độc lập với lưới điện quốc gia, thích hợp cho khu vực không có lưới điện hoặc hay mất điện.
  • Cung cấp điện ổn định: Cung cấp điện cho các thiết bị điện 24/7, kể cả ban đêm hoặc khi không có ánh sáng mặt trời.
  • Tiết kiệm chi phí: Giảm hóa đơn tiền điện hoặc loại bỏ hoàn toàn chi phí tiền điện.
  • Bảo vệ môi trường: Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, không phát thải khí CO2.

Hạn chế:

  • Chi phí đầu tư cao: Chi phí đầu tư ban đầu cao hơn so với hệ thống hòa lưới.
  • Bảo trì phức tạp: Cần bảo trì hệ thống định kỳ để đảm bảo hiệu quả hoạt động.
  • Dung lượng lưu trữ hạn chế: Dung lượng lưu trữ của bình ắc quy có hạn, cần sử dụng máy phát điện dự phòng nếu nhu cầu điện cao.
  • Tình trạng thiếu điện: Vào mùa mưa hoặc khi thời tiết không thuận lợi, hệ thống có thể không cung cấp đủ điện cho nhu cầu sử dụng.

Làm thế nào để lựa chọn hệ thống điện mặt trời phù hợp với gia đình của bạn?

Để lựa chọn đầu tư một hệ thống điện năng lượng mặt trời tốt nhất và phù hợp với nhu cầu, cần xác định rõ các vấn đề sau trước khi quyết định lắp đặt.

  • Bước 1: Cần xác định tình hình điện hiện tại mà gia đình đang sử dụng. Trường hợp:

+ Không sử dụng điện EVN => Chọn ngay giải pháp điện mặt trời độc lập (Offgrid).

+ Sử dụng điện EVN => Có 2 trường hợp: Nếu gia đình bạn sử dụng điện lưới EVN và thường xuyên bị mất điện thì nên cân nhắc chọn giải pháp lắp điện mặt trời hòa lưới có lưu trữ (hybrid). Nếu không, có thể chọn lắp điện mặt trời hòa lưới (Offgrid).

  • Bước 2: Sau khi xác định được loại hệ thống điện mặt trời phù hợp, bạn cần xác định rõ nhu cầu sử dụng điện, từ đó tính toán công suất
  • Bước 3: Bạn nên tìm hiểu và chọn đơn vị uy tín chuyên lắp đặt điện mặt trời để lựa chọn được giải pháp đầu tư hệ thống điện mặt trời phù hợp với tình hình tài chính và nhu cầu thực tế.

Lựa chọn lắp đặt hệ thống điện mặt trời sẽ tùy thuộc vào quan điểm cá nhân và nhu cầu sử dụng của cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp. Với mong muốn cung cấp giải pháp tối ưu, thích hợp nhất đến với khách hàng sử dụng, đội ngũ kỹ sư của Tech South Solar sẽ thực hiện khảo sát và tư vấn giúp bạn lựa chọn hệ thống điện mặt trời phù hợp.

Nếu bạn đang quan tâm giải pháp tiết kiệm điện hiệu quả và an toàn, hãy kết nối với Tech South Solar qua số hotline: 0254.221.6666 hoặc để lại lời nhắn qua website www.techsouth.vn để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn tốt nhất.