-
Hệ thống điện mặt trời mái nhà bao gồm những loại nào?
Hệ thống năng lượng mặt trời mái nhà hiện có 03 loại:
– Hệ thống nối lưới (hoà lưới): Được đấu nối vào lưới điện quốc gia và không có bộ lưu
trữ điện (acquy).
– Hệ thống tương tác lưới: Được nối vào lưới điện quốc gia và có bộ lưu trữ điện (acquy).
– Hệ thống độc lập: Không nối vào lưới điện quốc gia và có bộ lưu trữ điện (acquy).
Khách hàng nên chọn hệ thống nối lưới, vì chi phí đầu tư thấp hơn, thời gian hoà vốn
nhanh hơn so với hệ thống tương tác lưới và độc lập.
Ngoài ra, hệ thống điện mặt trời nối lưới không sử dụng bộ lưu trữ điện nên sẽ không gây
hại cho môi trường; chi phí đầu tư và bảo dưỡng thấp, thao tác vận hành đơn giản, dễ
dàng nâng cấp mở rộng hệ thống; hệ thống tự động ngưng hoạt động trong trường hợp
điện lưới mất để đảm bảo an toàn cho lưới điện và người sử dụng.
Đặc biệt, việc lắp đặt điện mặt trời nối lưới vừa tiết kiệm chi phí điện năng, vừa tăng
thêm thu nhập cho chủ đầu tư nhờ bán lại phần điện dư khi phát lên lưới cho ngành Điện. -
Sử dụng tấm pin nào cho điện mặt trời mái nhà?
Cả hai loại pin Monocrystalline (Mono) và Polycrystalline (Poly) đều có khả năng hấp
thu quang năng và chuyển hoá thành điện năng. Tuy nhiên, do cấu tạo từ hợp chất đồng
nhất nên hiệu suất, khả năng hoạt động của Mono sẽ cao hơn Poly nếu so về cùng kích
thước. Tuy nhiên, với cùng một mức công suất tấm pin như nhau, ở cùng một địa điểm,
mức điện năng tạo ra của 2 tấm Poly và Mono là tương đương như nhau.
Do đó, việc chọn lựa tấm pin không phụ thuộc vào loại Poly hay Mono, mà quan trọng là
công suất của tấm là bao nhiêu và kích thước thế nào để phù hợp với nhu cầu và vị trí lắp
đặt. -
Hiệu suất tấm pin năng lượng mặt trời là gì?
Hiệu suất của tấm pin năng lượng mặt trời là khả năng chuyển đổi từ bức xạ mặt trời
thành dòng điện.
2 | Page
Khả năng chuyển đổi này hiện trung bình ở mức 17% – 19% cho mỗi loại pin. Khi lấy
hiệu suất chuyển đổi nhân với diện tích của tấm pin, sẽ có công suất của tấm pin năng
lượng mặt trời (công suất tấm pin = hiệu suất x diện tích).
Hiệu suất của tấm pin là thông số khá quan trọng, tuy nhiên không phải thông số quan
trọng nhất. Khi quyết định lựa chọn tấm pin, công suất tấm là điều khách hàng phải chú ý
vì công suất tấm và số lượng sẽ quyết định công suất hệ thống và mang lại giá trị cho
khách hàng chính xác nhất.
Điện lực trả tiền cho phần điện mặt trời mái nhà phát lên lưới điện như thế nào?
– Nếu công trình có ngày vận hành thương mại trước 30/6/2019, giá mua điện từ các dự
án điện mặt trời mái nhà áp dụng theo Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ ngày 11/4/2017 là 9,35 UScents/kWh, tương đương 2.164 VNĐ/kWh, chưa
bao gồm thuế giá trị gia tăng và áp dụng trong vòng 20 năm.
– Nếu công trình vận hành sau ngày 30/6/2019, giá mua điện từ các dự án điện mặt trời
mái nhà áp dụng theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 06/4/2020 của Thủ tướng
Chính phủ là 8,38 UScents/kWh, tương đương 1.943/kWh, chưa bao gồm thuế giá trị gia
tăng. -
Tấm pin mặt trời có dễ vỡ?
Các tấm pin mặt trời (Solar panel) hiện nay được chế tạo theo tiêu chuẩn IEC – 61215 có
thể chịu được áp lực gió đến hơn 2400N/m 2 , chịu được mưa đá, ăn mòn hóa học, ăn mòn
sương muối. Bề mặt tấm pin được bảo vệ bằng kính cường lực có chiều dày từ 3,2 – 4
mm. Chính vì vậy, tấm pin mặt trời rất khó vỡ.
Tuy nhiên, các tấm pin mặt trời được lắp đặt nối tiếp với nhau, nên nếu có 1 tấm pin bị
hỏng, chuỗi các tấm pin chứa tấm pin hỏng sẽ dừng phát -
Nâng công suất điện mặt trời mái nhà?
Quý khách đã lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà có thể nâng công suất hệ thống. Tuy nhiên, hệ thống lắp thêm cần đảm bảo quy định tiêu chuẩn nối lưới như hệ thống trước. Công suất lắp thêm của hệ thống phải đảm bảo không gây quá tải đường dây và trạm biến áp hiện hữu.
-
Kiểm định công tơ 2 chiều?
Quý khách có nhu cầu kiểm định công tơ có thể liên hệ các đơn vị chức năng có uy tín tại địa phương để tham khảo chi phí kiểm định như:
1.Trung tâm thí nghiệm điện Bình Thuận. Địa chỉ: Lô 2 Đường D6 KCN Phan Thiết 2, Hàm Liêm, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận. Điện thoại : 02522210259
2. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng Bình Thuận. Địa chỉ: Số 04 Nguyễn Hợi Phan Thiết, Bình Thuận. Điện thoại: 0253 3754042.
Khi cần thêm thông tin trong quá trình sử dụng điện, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 19001006 hoặc 19009000 để được hỗ trợ. -
Thanh toán tiền điện mặt trời?
Kính thưa Quý khách!
Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg đã có hiệu lực thi hành từ ngày 22/5/2020, tuy nhiên cũng theo Quyết định này, Hợp đồng mua bán điện mà Bên mua điện là Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc đơn vị thành viên được ủy quyền của Tập đoàn Điện lực Việt Nam phải tuân theo Hợp đồng mua bán điện mẫu (căn cứ khoản 2, điều 4 và khoản 5, điều 8). Hiện nay, Bộ Công Thương đang xin ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị về dự thảo Thông tư quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời. Vì vậy, trong thời gian qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam vẫn chưa thực hiện ký hợp đồng mua điện và thanh toán tiền điện cho khách hàng.
Trong thời gian chờ Thông tư hướng dẫn về điện mặt trời được ban hành và có hiệu lực, căn cứ văn bản số 3641/BCT-ĐTĐL ngày 21/5/2020 của Bộ Công Thương về việc phát triển điện mặt trời mái nhà theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có văn bản 3725/EVN-KD ngày 1/6/2020 hướng dẫn các Tổng công ty Điện lực thực hiện ký hợp đồng mua điện và thanh toán tiền điện đối với các hệ thống điện mặt trời mái nhà có thời điểm xác nhận chỉ số công tơ vào vận hành thương mại trong giai đoạn từ ngày 01/7/2019 đến ngày 31/12/2020.
Vì vậy, nếu Quý khách có nhu cầu lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà thì hiện tại Điện lực đã triển khai ký hợp đồng mua điện và thanh toán tiền điện. Nếu Quý khách có nhu cầu đầu tư dự án điện mặt trời nối lưới thì hiện tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam vẫn đang chờ Thông tư hướng dẫn. Tuy nhiên, trong thời gian này Quý khách vẫn có thể thực hiện các thủ tục liên quan để đầu tư dự án.
Trường hợp cần hỗ trợ thêm, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc khách hàng Điện lực miền Trung qua số 19001909 để được hỗ trợ trực tiếp hoặc phản hồi về địa chỉ email: cskh@cpc.vn.
Trân trọng cảm ơn! -
Thủ tục lắp ĐMTMN?
Kính thưa Quý khách!
Trung tâm kính gửi Quý khách thủ tục bán điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN):
Hồ sơ thủ tục:
+ Giấy đề nghị bán điện (mẫu có sẵn của Điện lực). Quý khách có thể tham khảo mẫu ở phụ lục 2 đường dẫn sau: https://cskh.cpc.vn/frm_NLTT.aspx
+ Hồ sơ kỹ thuật (nếu có): Tài liệu kỹ thuật về tấm pin quang điện, bộ Inverter; giấy chứng nhận xuất xưởng/chứng nhận chất lượng thiết bị của nhà sản xuất; các biên bản thí nghiệm các thông số kỹ thuật đáp ứng quy định hiện hành bởi một đơn vị có đủ năng lực.
+ Đối với dự án ĐMTMN có công suất ≥ 01 MWp: chủ đầu tư cần thực hiện thủ tục bổ sung quy hoạch phát triển điện mặt trời, thủ tục cấp phép hoạt động điện lực theo quy định tại Thông tư 16/2017/TT-BCT, Thông tư số 36/2018/TT-BCT ngày 16/10/2018 của Bộ Công Thương và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
Về trình tự thủ tục để ký kết hợp đồng bán ĐMTMN cho Điện lực, Quý khách có thể tham khảo theo nội dung ở đường link
sau: https://cskh.cpc.vn/frm_NLTT_TrinhTuThuTuc.aspx.
Để đảm bảo hiệu quả đầu tư dự án, Quý khách vui lòng liên hệ Trung tâm chăm sóc khách hàng Điện lực miền Trung theo một trong các kênh sau để được khảo sát khả năng đấu nối vào hệ thống lưới điện trước khi thực hiện đầu tư: tổng đài 19001909; Email: cskh@cpc.vn; website: https://cskh.cpc.vn/; hoặc đăng ký qua cổng dịch vụ công Quốc gia tại đường dẫn https://dichvucong.gov.vn.
Trân trọng cảm ơn. -
Kiểm định chất lượng hệ thống điện mặt trời mái nhà?
Sau khi nhận được câu hỏi của độc giả, Ban biên tập website evn.com.vn đã liên hệ tới Trung tâm Chăm sóc khách hàng Tổng công ty Điện lực miền Bắc và nhận được trả lời như sau:
Quý khách lắp đặt điện mặt trời áp mái nhà muốn bán điện cho ngành Điện, thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 18/2020/TT-BCT ngày 17/7/2020. Quy định về phát triển dự án và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời.
Thông tư 18/2020/TT-BCT, tại Khoản 2, điểm đ, e, Điều 5 hướng dẫn không bắt buộc khách hàng phải kiểm định hệ thống các thiết bị điện mặt trời áp mái, chỉ cần có tài liệu kỹ thuật về tấm quang điện mặt trời, bộ biến đổi điện từ một chiều sang xoay chiều (bộ nghịch lưu); đường dây tải điện, máy biến áp (nếu có); giấy chứng nhận xuất xưởng, chứng nhận chất lượng thiết bị (bản sao y).
Khuyến khích khách hàng thực hiện việc kiểm định và khách hàng chịu chi phí cho việc kiểm định này.
Nếu có bất kỳ thông tin gì còn thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, Quý Khách hàng có thể liên hệ Trung tâm Chăm sóc khách hàng – Tổng công ty Điện lực miền Bắc qua 1 trong các kênh sau: tổng đài 19006769; email: cskh@npc.com.vn;
Facebook: https://www.facebook.com/evnnpc.cskh; Zalo: https://zalo.me/evnnpc; website: http://cskh.npc.com.vn/.
Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ 24/7.
Trân trọng cảm ơn Quý Khách hàng.
Muốn bán điện cho ngành Điện thì liên hệ qua kênh nào?
Để được hỗ trợ, giải đáp mọi thông tin về ĐMTMN, quý khách hàng có thể liên hệ các số hotline dưới đây:
Khu vực : TP. Hà Nội
Tổng đài: 19001288
Website: http://cskh.evnhanoi.com.vn/
Email: evnhanoi@evnhanoi.vn
TP. Hồ Chí Minh
1900545454
http://cskh.hcmpc.vn
cskh@hcmpc.com.vn
Miền Bắc
19006769
http://cskh.npc.com.vn/
cskh@npc.com.vn
Miền Trung
19001909
http://cskh.cpc.vn/
cskh@cpc.vn
Miền Nam
19001006
19009000
http://cskh.evnspc.vn
cskh@evnspc.vn
-
Thủ tục nâng công suất hệ thống ĐMTMN
Quý khách đã lắp đặt hệ thống ĐMTMN có thể nâng công suất hệ thống. Tuy nhiên, Quý khách cũng cần lưu ý đảm bảo quy định tiêu chuẩn nối lưới, công suất lắp thêm của hệ thống phải đảm bảo không gây quá tải đường dây và trạm biến áp hiện hữu.
Thủ tục bán điện cũng tương tự như lắp đặt hệ thống ban đầu. Điện lực sẽ ký thêm Phụ lục hợp đồng và thực hiện tách hai phần sản lượng phát lên lưới tương ứng với tỉ lệ công suất lắp đặt trước và sau.
Giá bán điện sẽ được áp dụng theo quy định cho 2 phần sản lượng, sản lượng phát của hệ thống cũ sẽ được tính theo giá trước 30/6/2019 (9,35 UScents/kWh), sản lượng của hệ thống mới sẽ được áp dụng giá bán sau ngày 30/6/2019 (8,38 UScents/kWh).
Khi cần biết thêm thông tin, Quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài CSKH của Tổng công ty Điện lực miền Nam: 1900.1006 hoặc 1900.9000 để được hỗ trợ. -
Các yếu tố nào cần tính đến khi lắp điện mặt trời mái nhà?
Có 4 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà của hộ gia đình.
Các yếu tố này bao gồm: Chi phí lắp đặt và sửa chữa, chế độ bảo hành và chăm sóc khách hàng, sự thân thiện môi trường khi sử dụng sản phẩm, sự đa dạng các doanh nghiệp cung ứng tại địa phương.
Theo đó, giá thành lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà cho hộ gia đình với công suất từ 2 – 5kWp (6 – 7m2/ kWp), từ 20.000.000 – 27.000.000 đồng/ kWp và bảo hành trên 25 năm. Ngoài ra, chi phí lắp đặt còn phụ thuộc nhiều vào chất lượng và độ cao giàn khung giá đỡ.
Hiệu quả của quá trình này không chỉ giúp giảm chi phí chi trả hóa đơn tiền điện hàng tháng, mà còn có thể mang lại nguồn thu nhập tăng thêm cho hộ gia đình và giảm áp lực sản xuất, tăng nguồn cung thân thiện với môi trường cho hệ thống điện lực quốc gia. -
Thanh toán tiền điện mặt trời?
Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg đã có hiệu lực thi hành từ ngày 22/5/2020, tuy nhiên cũng theo Quyết định này, Hợp đồng mua bán điện mà Bên mua điện là Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc đơn vị thành viên được ủy quyền của Tập đoàn Điện lực Việt Nam phải tuân theo Hợp đồng mua bán điện mẫu (căn cứ khoản 2, điều 4 và khoản 5, điều 8). Hiện nay, Bộ Công Thương đang xin ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị về dự thảo Thông tư quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời. Vì vậy, trong thời gian qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam vẫn chưa thực hiện ký hợp đồng mua điện và thanh toán tiền điện cho khách hàng.
Trong thời gian chờ Thông tư hướng dẫn về điện mặt trời được ban hành và có hiệu lực, căn cứ văn bản số 3641/BCT-ĐTĐL ngày 21/5/2020 của Bộ Công Thương về việc phát triển điện mặt trời mái nhà theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có văn bản 3725/EVN-KD ngày 1/6/2020 hướng dẫn các Tổng công ty Điện lực thực hiện ký hợp đồng mua điện và thanh toán tiền điện đối với các hệ thống điện mặt trời mái nhà có thời điểm xác nhận chỉ số công tơ vào vận hành thương mại trong giai đoạn từ ngày 01/7/2019 đến ngày 31/12/2020.
Vì vậy, nếu Quý khách có nhu cầu lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà thì hiện tại Điện lực đã triển khai ký hợp đồng mua điện và thanh toán tiền điện. Nếu Quý khách có nhu cầu đầu tư dự án điện mặt trời nối lưới thì hiện tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam vẫn đang chờ Thông tư hướng dẫn. Tuy nhiên, trong thời gian này Quý khách vẫn có thể thực hiện các thủ tục liên quan để đầu tư dự án.
Trường hợp cần hỗ trợ thêm, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc khách hàng Điện lực miền Trung qua số 19001909 để được hỗ trợ trực tiếp hoặc phản hồi về địa chỉ email: cskh@cpc.vn.
Trân trọng cảm ơn! -
Điện lực thanh toán tiền mua điện mặt trời như thế nào?
Điện lực sẽ thanh toán cho chủ đầu tư hàng tháng, theo hình thức chuyển khoản (phí chuyển khoản do chủ đầu tư chịu):
– Đối với chủ đầu tư là doanh nghiệp có phát hành hóa đơn: Hàng tháng, Công ty Điện lực nhận hóa đơn và thanh toán tiền điện theo hóa đơn do chủ đầu tư phát hành theo quy định.
– Đối với chủ đầu tư là hộ gia đình, cá nhân (không phát hành hóa đơn): Hàng tháng, Công ty Điện lực thực hiện lập bảng kê để thanh toán tiền điện cho chủ đầu tư, tiền thanh toán không bao gồm thuế giá trị gia tăng. -
Giá bán điện mặt trời mái nhà cho ngành Điện hiện nay như thế nào?
– Nếu công trình có ngày vận hành thương mại trước ngày 30/6/2019, giá mua điện từ các dự án ĐMTMN áp dụng theo Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11/4/2017 là 9,35 UScents/kWh, tương đương 2.164 VNĐ/kWh, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng và áp dụng trong vòng 20 năm.
– Nếu công trình có thời điểm vận hành và xác nhận chỉ số công tơ trong giai đoạn từ ngày 1/7/2019 – 31/12/2020, giá mua điện từ các dự án ĐMTMN áp dụng theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 06/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ là 8,38 UScents/kWh, tương đương 1.943 VNĐ/kWh, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng và áp dụng trong vòng 20 năm. -
Muốn lắp đặt hệ thống ĐMTMN 500kWp?
Để lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời mái nhà công suất 500kWp, Quý khách cần thực hiện:
– Liên hệ Điện lực khảo sát tư vấn về công suất hệ thống, tiêu chuẩn thiết bị nối lưới.
– Đối với hệ thống có công suất trên, nếu đường dây và trạm biến áp công cộng hiện hữu không đủ để đáp ứng, Quý khách cần phải đầu tư thêm đường dây và trạm biến áp riêng.
Khi cần thêm thông tin trong quá trình sử dụng điện, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 19001006 hoặc 19009000 để được hỗ trợ.
Trân trọng cảm ơn./. -
Lắp đặt ĐMTMN thì có cần dùng điện lưới nữa không?
Điều này phụ thuộc mô hình lắp đặt, nhu cầu sử dụng, quy mô công trình, sản lượng điện mà hệ thống ĐMTMN sản xuất được. Nếu lắp đặt hệ thống ĐMTMN độc lập với lưới điện quốc gia, có ắc quy lưu trữ và sản lượng điện sản xuất ra đáp ứng đủ nhu cầu phụ tải, thì gia đình không cần sử dụng điện lưới. Nếu sản lượng điện mặt trời không đủ, thì vẫn cần sử dụng thêm điện lưới.
-
Ban đêm, hệ thống ĐMTMN có thể tạo ra điện không?
Hệ thống điện mặt trời mái nhà không thể sản xuất điện vào ban đêm. Nếu không muốn sử dụng điện lưới vào thời điểm này, khách hàng có thể nghiên cứu trang bị thêm bộ lưu trữ điện (acquy). Tuy nhiên, chi phí sẽ cao hơn và thời gian hoàn vốn sẽ lâu hơn so với hệ thống nối lưới không có ắc quy lưu trữ. Đó là chưa kể, chi phí thay bộ lưu trữ điện (acquy) khi hết vòng đời sử dụng.
Thông thường, với hệ thống điện mặt trời mái nhà nối lưới, sản lượng điện tạo ra vào ban ngày nếu phụ tải không sử dụng hết sẽ được đẩy lên lưới điện quốc gia để bán lại cho ngành Điện. Phần sản lượng phát lên lưới sẽ được công tơ điện 2 chiều ghi nhận, Điện lực sẽ thanh toán cho khách hàng theo mức giá điện mặt trời mái nhà Chính phủ quy định.
Ngược lại, vào buổi tối hoặc các thời điểm khác trong ngày khi sản lượng điện mặt trời không đáp ứng đủ nhu cầu phụ tải, phụ tải sẽ sử dụng điện từ lưới điện quốc gia. -
Ngày mưa, hoặc không nắng, hệ thống ĐMTMN có hoạt động không?
Trong những ngày mưa hoặc có nhiều mây, hệ thống ĐMTMN vẫn hoạt động nhưng lượng điện năng phát sẽ phụ thuộc vào cường độ ánh sáng.
Lúc này điện lưới sẽ tự động hòa vào để bổ sung lượng điện còn thiếu, đảm bảo cung cấp đủ điện cho phụ tải. Vì thế việc sinh hoạt, sản xuất sẽ không bị gián đoạn. -
Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện mặt trời nối lưới như thế nào?
Các tấm pin năng lượng mặt trời được gắn trên phần mái của tòa nhà sẽ hấp thu ánh sáng mặt trời chiếu vào và chuyển hóa quang năng thành điện năng.
Phần điện năng 1 chiều (DC) qua Inverter sẽ biến đổi thành dòng điện xoay chiều (AC) chuẩn với lưới điện (220V – 1 pha hoặc 380V – 3 pha).
Điện đầu ra từ hệ thống năng lượng mặt trời sẽ được kết nối trực tiếp vào điểm hòa lưới (tại tủ điện tổng) và hoạt động đồng bộ với điện lưới để cung cấp toàn phụ tải trong tòa nhà. Hệ thống sẽ đồng bộ pha và kết nối giữa điện mặt trời và điện lưới; trong đó, ưu tiên sử dụng điện mặt trời cung cấp trực tiếp cho phụ tải. -
Vì sao nên lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) nối lưới?
Hệ thống ĐMTMN hiện có 3 loại:
– Hệ thống nối lưới (hoà lưới): Được đấu nối vào lưới điện quốc gia và không có bộ lưu trữ điện (acquy).
– Hệ thống tương tác lưới: Được nối vào lưới điện quốc gia và có bộ lưu trữ điện (acquy).
– Hệ thống độc lập: Không nối vào lưới điện quốc gia và có bộ lưu trữ điện (acquy).
Khách hàng nên chọn hệ thống nối lưới, vì chi phí đầu tư thấp hơn, thời gian hoà vốn nhanh hơn so với 2 loại còn lại. Ngoài ra, hệ thống này không sử dụng bộ lưu trữ điện nên sẽ không gây hại cho môi trường; thao tác vận hành đơn giản, dễ dàng nâng cấp mở rộng hệ thống. Hệ thống cũng tự động ngưng hoạt động trong trường hợp điện lưới mất để đảm bảo an toàn cho lưới điện và người sử dụng.
Đặc biệt, lắp đặt điện mặt trời nối lưới vừa tiết kiệm chi phí điện năng, vừa tăng thêm thu nhập cho chủ đầu tư nhờ bán lại phần điện dư khi phát lên lưới cho ngành Điện. -
Điện mặt trời mái nhà có hoạt động được với máy phát điện diezel?
Đối với điện mặt trời mái nhà nối lưới, về mặt kỹ thuật, khi mất điện lưới, hệ thống không thể lấy mẫu số từ điện lưới nên sẽ dừng hoạt động để đảm bảo an toàn cho phụ tải và lưới điện (ngay cả khi đang có nắng tốt).
Trong thời gian này, nếu máy phát điện diesel hoạt động, hệ thống điện mặt trời mái nhà sẽ tái khởi động và hoạt động tích hợp với máy phát điện như với điện lưới. Tuy nhiên, đối với các máy nổ công suất nhỏ, cần lắp đặt một thiết bị chuyên dụng để ngăn dòng trả ngược lại máy phát điện, gây cháy nổ hoặc hư hỏng máy phát.